Những ngày này ở Tiền Giang và Bến Tre, người dân vất vả với tình trạng các dòng kênh cạn nước. Độ mặn trên các tuyến sông chính tăng cao. Ở các huyện ven biển, người dân khát nước.
Mùa hè khát nước, thiếu điện
Biến đổi khí hậu với những sự kiện thời tiết khắc nghiệt quay lại thườn cho tương laig xuyên hơn mỗi năm. Những người sống ở những khu vực dễ bị tác động nhất nhìn thấy cuộc sống vất vả hơn từng mùa, từng năm. Tại nhiều nơi ở Tiền Giang và Bến Tre, các vòi nước công cộng đã phải mở để “tiếp viện” người dân khát nước sinh hoạt và nước sản xuất.
Cánh đồng mía khô hạn ở huyện Giồng Trôm.
Vài năm trở lại đây, tỉnh Bến Tre nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung thường xuyên đối mặt với vấn nạn hạn hán, bất chấp nỗ lực của các tỉnh thành nơi đây trong việc mang nguồn nước về cho người dân.
Khác với đồng bằng, ở TPHCM, người dân có lưu vực sông Đồng Nai dồi dào cung cấp nước, ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng ngập mặn hay hạn hán. Thành phố phát triển với nguồn nước sạch và an toàn phục vụ cho công nghiệp, sinh hoạt đều đặn. Nhưng từ 2016 đến nay, ô nhiễm từ công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt dọc theo lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đang dần làm cho nguồn tài nguyên này ngày càng suy kiệt. Tình trạng khai thác nước ngầm “lậu”, khai thác nước ngầm trái phép đã làm nguồn nước quý giá ngày càng mất đi nhanh, tình trạng sụt lún xảy ra ở nhiều nơi.
Cũng trong những tháng mùa khô, khi hạn hán đe dọa nguồn nước, thì tình trạng thiếu điện lại làm nhiều hoạt động đô thị bị “ngắt mạch”. Cứ khoảng tháng 5 hay tháng 6, tình trạng mất điện, thiếu điện xảy ra ở nhiều nơi. Các nhà máy gặp khó trong sản xuất. Người dân vất vả giữa những ngày hè nóng ngột ngạt, điện sinh hoạt chập chờn.
Vào mùa cao điểm nắng nóng thì tình trạng thiếu điện dẫn đến phải cúp điện luân phiên thường xuyên diễn ra, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.
Mỗi năm, các hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện lại phải lên tiếng trước mùa hạn, khuyến cáo người dân chủ động tiết kiệm điện, tắt nguồn điện không dùng đến, giảm sử dụng điện vào các giờ cao điểm. Tình trạng thiếu điện, thiếu nước sạch ngày càng khắc nghiệt hơn ở các đô thị lớn.
Khóa vòi, tắt điện để tương lai bền vững
Sau mỗi mùa hạn qua Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhà khoa học ở các trường đại học như Đại học An Giang, Đại học Cần Thơ, hay các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đều cho ra các giải pháp thực tiễn để giúp bà con tiết kiệm nước, giảm tưới tiêu mà vẫn đảm bảo chất lượng cây trồng, tìm kiếm cách lọc, xử lí nước để có nước sạch sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Tri thức cộng đồng và những nỗ lực mọi người đang làm dù không tạo ra thay đổi ngay lập tức, nhưng cho thấy rõ con người đang lắng nghe sự biến đổi của thiên nhiên để có phản ứng phù hợp. Bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi người. Ở đây, thông điệp bảo vệ nguồn nước rõ ràng và thực tế hơn bao giờ hết.
Sử dụng vòi nước được thiết kế theo kiểu vòi sen giúp Hoa hậu Thanh Hà tiết kiệm nước hiệu quả.
Một đô thị khổng lồ cần nguồn nước sạch ổn định để phát triển bền vững. Sự am hiểu của mỗi người dân có thể tạo ra thay đổi quan trọng trong bức tranh tương lai mà chúng ta muốn nghĩ đến. Trong Ngày nước thế giới 22/3 năm nay, mỗi người dân hãy nghĩ đến hoàn cảnh của bà con ở Tiền Giang, Bến Tre trong cuộc ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra, từ đó, nhận thức rõ giá trị của nguồn nước sạch ta đang có mỗi ngày.
Nguồn nước không vô hạn dù sự thịnh vượng cho phép ta thoải mái trả tiền nước hằng tháng. Nguồn nước đó không tự nhiên xuất hiện và tồn tại mãi mãi nếu tình trạng sử dụng nước lãng phí tiếp tục diễn ra.
Nước sạch chính là nguồn sống, và để nguồn sống đó tồn tại bền vững với cộng đồng và thành phố của mình, hãy luôn sử dụng nước tiết kiệm, dùng nước với thời gian và tiêu thụ vừa phải để giúp giảm áp lực làm cạn kiệt nguồn nước sạch trong thiên nhiên, giảm áp lực mà các nhà máy nước phải chịu, giảm bớt áp lực mà môi trường phải xử lí nguồn nước thải ra ngoài.
Trong cương vị Hoa hậu Môi trường Thế giới, Thanh Hà thường xuyên tham gia các hoạt động kêu gọi và nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước hiệu quả.
Trong nỗ lực giảm thiểu sự khắc nghiệt của cái nóng trong mùa khô hạn, Thanh Hà thường xuyên tham gia những hoạt động trồng cây xanh tạo bóng mát.
Thanh Hà nhìn nhận, những việc bản thân đang làm có thể chỉ là những đóng góp nhỏ nhặt nhưng để lại một giá trị lớn cho mai sau.
Thanh Hà cũng nhiều lần không ngần ngại “lăn xả” vào những khu vực ô nhiễm để góp sức làm sạch, cải tạo môi trường thiên nhiên.
Trùng hợp là, ngay sau Ngày nước thế giới 22/3 là Giờ Trái Đất ngày 23/3 kêu gọi tắt các nguồn điện không dùng trong một giờ để nâng cao ý thức tiết kiệm điện. Hai hoạt động kỉ niệm và kêu gọi cộng đồng quan trọng diễn ra liền kề nhau chính là thông điệp mạnh mẽ để mỗi người điều chỉnh đôi chút trong cuộc sống mỗi ngày: vặn nhỏ vòi khi dùng nước, giảm bớt các thiết bị dùng điện không cần, dùng điện vào các việc hợp lí và tắt đi khi sử dụng xong.
Bản thân Thanh Hà luôn duy trì sự gần gũi với cộng đồng, từ đó, lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, sử dụng điện và nước tiết kiệm.
Chỉ với vài việc đơn giản nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng như thế, môi trường sống của chúng ta sẽ bớt phải gánh chịu những áp lực bị cạn kiệt tài nguyên. Qua đó, tài nguyên thiên nhiên có thể được giữ gìn tốt hơn, sự phát triển bền vững cho tương lai của thành phố nhờ đó mà được đảm bảo.
Theo TCDLTPHCM