Chuyện đời

Sức mua dịp Tết 2024 dự báo tăng trên 10% so với năm trước

Tiêu dùng trong nước tăng trưởng khả quan

Bộ Công Thương cho biết, hoạt động thương mại dịch vụ tháng 12/2023 diễn ra khá sôi động để chuẩn bị phục vụ cho các ngày lễ lớn cuối năm và chào mừng năm mới 2024, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm, các vật phẩm văn hóa, giáo dục và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tiếp tục duy trì xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước.

Do đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12/2023 ước đạt 565,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.231,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,1%. Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 4.858,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 78% tổng mức và tăng 8,6% so với năm trước.

Bộ Công Thương đánh giá, tình hình thị trường trong nước tương đối ổn định, nguồn cung các hàng hóa luôn được bảo đảm. Sức mua trên thị trường đã có sự phục hồi tốt so với năm 2022 và giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết được các địa phương, doanh nghiệp triển khai tích cực từ sớm cùng với Chương trình bình ổn thị trường với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, giá cả hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu khá bình ổn.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, trong những năm gần đây, nhận thức về thị trường trong nước của các doanh nghiệp và các nhà quản lý đã thay đổi cơ bản. Theo đó, thị trường nội địa không còn chỉ như một giải pháp thay thế khi xuất khẩu gặp khó khăn. Trái lại, thương mại trong nước đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và gắn liền với phát triển thương hiệu hàng Việt Nam.

Đồng thời, cùng với xuất khẩu và công nghiệp chế biến, chế tạo, thương mại nội địa đã tạo thành “chân kiềng” có tính bổ trợ vững chắc, bảo đảm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của ngành Công Thương cũng như của cả nền kinh tế đất nước.

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dịp Tết 2024

Để chuẩn bị nguồn cung hàng hóa trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Theo đó, đến nay, một số địa phương như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Ninh Thuận… đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2024. Trong đó, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân phối hàng hóa chủ động chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh, tổ chức các điểm bán hàng cố định, lưu động kết hợp với chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, chương trình bình ổn thị trường để đưa hàng hóa đến tay mọi người dân với giá cả ổn định.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, sức mua năm nay có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cũng được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ rất sớm với lượng hàng dự trữ tăng từ 10-25% so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, để kích cầu tiêu dùng trong nước, nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, nhất là trong tháng cận Tết. Sở Công Thương các địa phương cũng làm việc với nhiều đơn vị, dựa trên các mục tiêu chính là bình ổn thị trường, tổ chức chương trình khuyến mãi, kết nối cung cầu, đặc biệt chú ý liên kết vùng phối hợp tỉnh thành khác để tạo nguồn hàng hóa ổn định số lượng, đảm bảo chất lượng tốt nhất phục vụ cho nhu cầu lớn của thành phố.

yolo24h

About Author

Có thể bạn cũng thích

Chuyện đời

Kết quả kinh doanh quý 4/2023 ngày 16/1: Những công ty bất động sản, cảng biển, dầu khí, thép…

Quý 4/2023, CTCP Cảng Đà Nẵng (CDN) ghi nhận doanh thu 331 tỷ đồng doanh thu, gần như đi ngang
Chuyện đời

Kinh tế toàn cầu dự báo “thoát” suy thoái trong năm 2024

Theo dự báo của một số ngân hàng lớn trên thế giới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm