Văn hóa

Quảng trường phía trước chợ Bến Thành sẽ thế nào trong tương lai?

UBND TP.HCM đang giao cho UBND quận 1 lập kế hoạch cải tạo cảnh qian trước chợ Bến Thành và dự kiến sẽ hoàn thành trước tháng 4/2024. 

Chợ Bến Thành có lịch sử hình thành từ năm 1912 với tổng diện tích công trình là hơn 13.000 m2. 

Đây là công trình biểu tượng của cả Sài Gòn xưa cũng như TP.HCM hiện đại ngày nay thu hút đông đảo du khách đến tham quan. 

Chợ Bến Thành nằm ngay vị trí đắc địa của quân 1 được bao quanh bởi các trục đường Phan Bội Châu – Phan Chu Trinh – Lê Thánh Tôn – Công trường Quách Thị Trang.

Trước đây, phía trước chợ Bến Thành có 1 vòng xoay, và hình ảnh tượng đài Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa đặt tại vòng xoay này đã in sâu trong trí nhớ nhiều thế hệ người dân tại TP.HCM. Tuy nhiên đến năm 2014, bức tượng đã được di dời để thi công ga ngầm Metro Bến Thành – Suối Tiên và chỉ mới được tái lập 2 năm nay. 

Hiện nút giao trước chợ được tổ chức giao thông theo dạng ngã tư, có đèn tín hiệu thay vì vòng xoay như trước

Theo phối cảnh, phía trước khu vực quảng trường trước chợ Bến Thành sẽ được đặc lại tượng đài Trần Nguyên Hãn và gần đó là tượng Quách Thị Trang đặt trên bệ, dưới thảm cỏ, xung quanh nhiều cây xanh xen kẽ. 

Các lối đi quanh quảng trường được đề xuất lát nền bằng đá granite tự nhiên, bố trí cây xanh, thảm cỏ.

Công viên 23/9 sẽ có thêm thảm cỏ, tiểu cảnh hoa, cây xanh, lối đi bộ kết hợp với giếng trời hình hoa sen có chứ năng cung cấp ánh sáng cho ga ngầm Bến Thành và tạo điểm nhấn kiến trúc cho khu vực.

Một số phối cảnh khác của quảng trường chợ Bến Thành.

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện công trình nói trên sẽ rơi vào khoảng 157 tỷ đồng lấy từ nguồn ngân sách của thành phố.

Thanh Nam

halotimes media

About Author

Có thể bạn cũng thích

Văn hóa

Gần 1 tỷ USD doanh thu cho ngành phát thanh, truyền hình năm 2023

Riêng lĩnh vực dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có doanh thu đạt gần 10.500 tỷ đồng (tăng
Văn hóa

Người đàn ông bỏ mặc vợ con, 10 năm sống dưới gầm cầu để theo đuổi giấc mơ hão huyền: Trúng số đổi đời

Năm 2008, một người đàn ông ở Toại Ninh (Tứ Xuyên, Trung Quốc) đã bỏ mặc gia đình để sống