PGS.TS Trần Đăng Sinh: “Về quê làm giàu” bám lấy dân, về với dân, phục vụ nhân dân

Phương Thảo

Phóng viên

Theo PGS.TS Trần Đăng Sinh - Nguyên trưởng khoa Triết học trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chương trình “Về quê làm giàu” là cách làm sáng tạo của Tập đoàn truyền thông Halotimes khi gắn hình ảnh nghệ sĩ với người dân làng quê, giúp quảng bá nông sản và lan tỏa giá trị của sức lao động.

Lý do “Về quê làm giàu” chọn những miền quê trù phú

PGS.TS Trần Đăng Sinh cho biết “Về quê làm giàu” là chương trình rất hay và có ý nghĩa thiết thực với người dân ở nông thôn hiện nay. Đồng thời đây là cách làm sáng tạo khi gắn hình ảnh nghệ sĩ, người nổi tiếng với những người dân làng quê chân chất, mộc mạc, góp phần lan tỏa giá trị sản phẩm bà con nông dân và nông thôn trực tiếp làm ra. 

Chương trình
Chương trình “Về quê làm giàu” đưa nghệ sĩ đến những làng nghề truyền thống tại các tỉnh thành.

“Hầu như ai trong chúng ta cũng đều sinh ra từ một miền quê nào đó. Lớn lên nhiều người đến các thành phố, khu công nghiệp…đông người để làm việc. Khi trưởng thành không phải ai cũng trở về và làm giàu trên đất quê hương. 

‘Về quê làm giàu’ giúp mọi người hiểu thêm về giá trị lao động, điều tưởng bình dị nhưng rất cao cả ở thôn quê. Nghệ sĩ giỏi trên lĩnh vực của họ như ca nhạc, diễn xuất nhưng cũng có thể làm ra một sản phẩm nông nghiệp mà người dân ở các miền quê đang làm. Khi tham gia vào những việc làm như thế sẽ cảm nhận được giá trị của cuộc sống hôm nay.

Đây là cách làm rất hay của Halotimes, giúp lan tỏa đến mọi người, dễ hiểu, dễ tiếp thu và đặc biệt nâng cao nhận thức về giá trị cuộc sống” – PGS.TS Trần Đăng Sinh chia sẻ.

Ở “Về quê làm giàu” có 2 sự tương tác. Nghệ sĩ bằng uy tín và sức ảnh hưởng của mình giúp người dân làm giàu trên đất quê hương. Thông qua đó họ bán được các sản phẩm rộng rãi hiệu quả hơn. Còn người dân được gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ họ sẽ thấy phấn khởi, được tôn trọng, công việc được đánh giá cao, được biết đến và lan tỏa.

Những làng quê trù phú là điểm khác biệt đặc biệt của
Những làng quê trù phú là điểm khác biệt đặc biệt của “Về quê làm giàu”.

Về việc chương trình “Về quê làm giàu” chọn những vùng quê trù phú làm điểm đến, theo PGS.TS Trần Đăng Sinh đây là điểm mới và sáng tạo so với các chương trình khác. Nhiều chương trình thường thể hiện nông thôn là nơi nghèo khó, cực nhọc. Người nổi tiếng thường về để làm công tác từ thiện rồi cũng rời đi. Tuy nhiên, “Về quê làm giàu” gắn với hình ảnh công việc của người dân nông thôn làm thường ngày, quảng bá nông sản rộng rãi, giúp người dân làm giàu bền vững.

“Nếu chỉ cho gạo tiền thì chỉ là tình huống trước mắt. Việc truyền cảm hứng để người dân vui vẻ, hăng say sản xuất và đặc biệt để sản phẩm của họ được bán ra rộng rãi, thu nhiều lợi ích kinh tế, cuộc sống ấm no hạnh phúc thực sự là giá trị cốt lõi lâu dài” – PGS.TS Trần Đăng Sinh cho biết.

Sự khác biệt của “Về quê làm giàu” 

Trên thực tế, đã có nhiều chương trình lấy chủ đề ở nông thôn, nhưng “Về quê làm giàu” khác biệt ở chỗ khắc họa hình ảnh nông thôn không phải là nơi cằn cỗi, không sống được mà rất trù phú, gắn với các làng nghề truyền thống. Người dẫn vẫn sống và làm giàu bằng nghề đó. Từ đó cho khán giả góc nhìn đầy đủ hơn về cuộc sống ở nông thôn.

“Bây giờ người ta cứ nghĩ ở thành thị mới là sung túc, đầy đủ còn nông thôn là xa xôi, vắng vẻ nhưng qua chương trình, cho thấy cuộc sống ở nông thôn rất sôi động, phong phú lành mạnh và cảm xúc. 

Chúng tôi cũng mong được trở về với cuộc sống của bà con, được cùng họ cuốc đất trồng rau, ra đồng nhổ mạ cấy lúa. Những công việc tưởng bình thường nhưng cực kỳ vĩ đại vì cho chúng ta hiểu thêm giá trị cuộc sống” – PGS.TS Trần Đăng Sinh bày tỏ.

Các nghệ sĩ của
Các nghệ sĩ của “Về quê làm giàu” tại làng nghề bánh đa gấc Kẻ Sặt (tỉnh Hải Dương).

“Về quê làm giàu” cũng là chương trình truyền hình thực tế đầu tiên tại Việt Nam mang đến trải nghiệm thực chiến độc đáo về khám phá sản vật ở từng địa phương. Chương trình thể hiện những điều rất thiết thực, cùng ăn cùng ở cùng làm với người dân. Trong quá trình làm việc sẽ hiểu rõ tâm tư nguyện vọng hơn, người nghệ sĩ làm việc sát với cuộc sống của người dân hơn.

Theo PGS.TS Trần Đăng Sinh nếu “Về quê làm giàu” thực sự có ích, có hiệu quả và hiệu năng với người dân và cả nghệ sĩ, giải quyết được những vấn đề làm giàu chính đáng cho bà con thì sẽ có sức lan tỏa, nhân lên từ điểm sáng trở nên phổ biến và phát triển.

“Với tư tưởng từ trước đến nay là lấy dân làm gốc, dù làm gì cũng nghĩ đến dân. Ai thưởng thức, quan tâm và ủng hộ chương trình? Đó là người dân. Lấy dân làm gốc là tư tưởng trong mọi lĩnh vực, kể cả truyền thông, nghệ thuật.

Truyền thông gắn liền với cuộc sống, người dân ở nông thôn là điều tưởng dễ mà khó. Nông dân và nông thôn phải được phát triển bền vững, lâu dài. Bám lấy dân, về với dân, phục vụ dân và để nhân dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương đó là cách làm đúng đắn, phù hợp với xu hướng. Tôi cho rằng con đường này rất có ý nghĩa với thực tiễn xã hội hiện nay” – PGS.TS Trần Đăng Sinh gửi gắm.

Hình ảnh ở nông thôn được khắc họa một cách sinh động, gần gũi.
Hình ảnh ở nông thôn được khắc họa một cách sinh động, gần gũi.

Để chương trình thực sự tốt hơn, PGS.TS Trần Đăng Sinh cho rằng cần giảm bớt tính kịch, hãy làm thật sự trong mọi hoạt động. Đồng thời phổ biến rộng rãi trên các nền tảng truyền thông khác để thấy được đây là cách đi sáng tạo, nhiều người cùng hướng về thì sẽ nhanh chóng đạt được mục đích cuối cùng là giúp người dân làm giàu trên đất quê hương.

Chương trình “Về quê làm giàu” do Tập đoàn truyền thông Halotimes sản xuất, chính thức lên sóng từ ngày 29/3/2025, vào lúc 20h tối thứ 7 hàng tuần trên kênh HTV7. Khán giả đồng thời có thể theo dõi chương trình trên kênh Youtube Halotimes TV và ứng dụng Soctrip.

BÀI LIÊN QUAN