Người phụ nữ mang nhóm máu mới “độc nhất vô nhị” trên thế giới

Phạm Sinh

Phóng viên

Các nhà khoa học vừa phát hiện một phụ nữ đến từ Guadeloupe, hiện đang sinh sống ở Paris mang có nhóm máu hoàn toàn mới do đột biến gen và là người “độc nhất vô nhị” trên thế giới mang nhóm máu này.

Theo đó, các nhà khoa học đã đặt tên cho nhóm máu của mới phát hiện này là “Gwada âm tính” – đây là biệt danh địa phương của Guadeloupe, một quần đảo hải ngoại thuộc Pháp ở Caribe.

Phát hiện này đã được Hiệp hội Truyền máu Quốc tế xác nhận vào đầu tháng 6/2025 tại cuộc họp tai Milan (Italia). Đồng thời, được Cơ quan Truyền máu Pháp (EFS) công bố hôm 20/6, nâng tổng số hệ thống nhóm máu đã biết trên toàn cầu lên 48. Trước đó, Hiệp hội Khoa học đã chỉ công nhận 47 hệ nhóm máu.

Phát hiện này cũng lần đầu tiên được đài France Inter đưa tin.

Nhom mau la 2
Người phụ nữ đến từ Guandeloup được xác nhận là mang nhóm máu hoàn toàn mới. Nguồn: The Skitt snd Nevis Observer

Theo đó, 15 năm trước khi người phụ nữ này phải làm các xét nghiệm thường quy phục vụ một cuộc phẫu thuật, các nhà sinh vật học ở Pháp đã nhận thấy điều gì đó bất thường trong máu của người phụ nữ này.

 Ông Thierry Peyrard, chuyên gia sinh học y học tại EFS và là người tham gia phát hiện này chia sẻ với hãng tin AFP rằng, một kháng thể “rất bất thường” đã được phát hiện trong máu bệnh nhân vào năm 2011. Tuy nhiên, khi đó nguồn lực không cho phép tiến hành các nghiên cứu sâu hơn.

Đến năm 2019, nhờ công nghệ “giải trình tự DNA hiệu suất cao”, các nhà khoa học đã giải mã được bí ẩn này.

Trong quá trình giải trình tự DNA, các nhà khoa học đã tìm thấy một đột biến gen hiếm gặp trong máu của bệnh nhân, đồng thời phát hiện ra cả cha mẹ của bệnh nhân đều mang gen này.

Cũng theo ông Peyrard, người phụ nữ này đã thừa hưởng nhóm máu này từ cả cha lẫn mẹ, mỗi người đều mang gen đột biến hiếm gặp. Tuy nhiên, hai người anh chị ruột của người phụ nữ lại không mang đột biến này. Điều đó khiến bà trở thành một ví dụ độc đáo về nhóm máu hiếm chưa từng được phát hiện trên thế giới.

Cũng theo các nhà nghiên cứu, nhóm máu của bệnh nhân này chỉ tương thích với nhóm máu của chính mình. Điều này có nghĩa là bà sẽ không nhận máu truyền của ai ngoài máu của chính bà.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cho biết, phát hiện này có thể giúp cải thiện an toàn trong y học truyền máu, đặc biệt là đối với những người có nhóm máu hiếm.

Cái tên “Gwada âm tính” được chọn để tôn vinh nguồn gốc Carribe của bệnh nhân. Đồng thời cũng dễ dàng phát âm hay và nhận biết bằng các ngôn ngữ khác nhau.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm hiểu xem có ai khác trên thế giới có chung nhóm máu hiếm này hay không. Từ đó góp phần cải thiện dịch vụ chăm sóc y tế cho những người có nhóm máu hiếm hoặc không rõ.

Việc phát hiện ra các nhóm máu mới đồng nghĩa với việc mang đến cho bệnh nhân có nhóm máu hiếm một cơ hội chăm sóc tốt hơn” – EFS nhấn mạnh.

Được biết, hệ nhóm máu ABO được phát hiện từ đầu thế kỷ 20. Nhờ công nghệ giải trình tự DNA, việc phát hiện các nhóm máu mới đã tăng tốc trong những năm gần đây.

Phạm Sinh

BÀI LIÊN QUAN