Bí quyết sống khỏe mỗi ngày từ những thói quen nhỏ

Lối sống lành mạnh bắt đầu từ những thói quen nhỏ và nếu kiên trì với những thay đổi đơn giản ấy sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho sức khỏe và tinh thần.

Lợi ích của lối sống lành mạnh 

Lối sống lành mạnh mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả thể chất lẫn tinh thần. Khi duy trì thói quen ăn uống khoa học, vận động thường xuyên và nghỉ ngơi hợp lý, bạn không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn cảm thấy tinh thần thoải mái, tập trung và lạc quan hơn trong cuộc sống. Đây là nền tảng giúp bạn làm việc hiệu quả và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn mỗi ngày.

1. Cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần

Về thể chất: Những thói quen sống lành mạnh bao gồm việc ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất, đồng thời tập luyện thể chất thường xuyên. Cụ thể, khi ăn uống lành mạnh, sức khỏe của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện, đặc biệt hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động tốt hơn giúp bạn phòng ngừa nguy cơ bệnh tật. 

Bên cạnh đó, nếu bạn đang mắc bệnh, việc tiêu thụ những thực phẩm lành mạnh, phù hợp với thể trạng sức khỏe cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Về tinh thần: Những người có thói quen sống lành mạnh thường duy trì được vóc dáng cân đối và luôn cảm thấy khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Những bài tập thể dục mỗi ngày không chỉ giúp giảm căng thẳng, suy nghĩ tích cực mà còn giúp làn da và mái tóc khỏe đẹp hơn, chậm lão hóa hơn, vì thế những người sống lành mạnh thường trẻ trung, xinh tươi hơn so với độ tuổi của họ. 

Cũng bởi thế mà họ sẽ sẽ cảm thấy tự tin hơn, hạnh phúc hơn và luôn hài lòng về cuộc sống của mình. 

Ngược lại, nếu thường xuyên thiếu ngủ, gặp nhiều căng thẳng hay thừa cân béo phì,… bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, tự ti, suy nghĩ tiêu cực, dễ nổi nóng và sinh ra nhiều cuộc cãi vã không đáng có với người thân, bạn bè,… từ đó dẫn đến giảm chất lượng sống.

2. Tăng năng suất và chất lượng cuộc sống

Sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống. Khi cơ thể khỏe mạnh nhờ chế độ ăn uống cân bằng, luyện tập đều đặn và ngủ đủ giấc, bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn để làm việc và học tập hiệu quả. 

Đồng thời, một tinh thần minh mẫn và ổn định giúp bạn dễ dàng tập trung, xử lý công việc nhanh chóng và sáng tạo hơn. Về lâu dài, lối sống lành mạnh còn giúp hạn chế bệnh tật, giảm stress, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cả về thể chất lẫn tinh thần.

Hãy hình dung khi bạn sống một cuộc sống với những thói quen tốt điều gì sẽ xảy ra? Bạn có một cơ thể khỏe mạnh, một làn da tươi tắn, một trí óc minh mẫn và đầy sự hiểu biết, … Những điều đó sẽ khiến bạn tự tin hơn với bản thân mình.

Bất cứ ai cũng muốn ở bên cạnh một người đầy năng lượng tích cực và niềm vui. Chắc hẳn không ai thích tiếp xúc với một người suốt ngày uống rượu bia, than phiền kể khổ hay có những lời nói chỉ trích chê bai người khác. 

Những điều ấy sẽ khiến mọi người dần rời xa bạn. Chính vì vậy, hãy giữ một sức khỏe thật tốt và một nội tâm thật đẹp để bất cứ ai khi tiếp xúc với bạn đều cảm thấy dễ chịu và yêu quý bạn hơn.

Những thói quen nhỏ thay đổi lớn 

Thói quen 1: Uống nước vào buổi sáng

Bắt đầu ngày mới bằng một ly nước tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Việc uống nước vào buổi sáng không chỉ giúp cơ thể bổ sung lượng nước đã mất sau một đêm dài mà còn khởi động các chức năng quan trọng bên trong. Hãy cùng khám phá những lợi ích thú vị khi duy trì thói quen nhỏ này mỗi sáng.

Giúp tỉnh táo, cải thiện tâm trạng: Uống nước vào buổi sáng giúp bổ sung lại lượng nước bị tiêu hao, kích thích hệ thần kinh hoạt động trở lại.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc uống đủ nước giúp não bộ hoạt động tốt hơn, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ. Đồng thời hỗ trợ quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thông tin và hormone cần thiết để duy trì tâm trạng tích cực.

Thúc đẩy trao đổi chất: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc uống nước khi bụng đói sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất. Các dưỡng chất trong cơ thể được chuyển hóa và vận chuyển theo nước đi khắp cơ thể, giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa.

Uống nước vào buổi sáng còn giúp làm ẩm ruột, kích thích nhu động ruột và đẩy các chất dư thừa ra ngoài. 

Tăng cường hệ miễn dịch: Uống nước vào buổi sáng khi vừa thức dậy, có thể giúp thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ chất cặn và độc tố qua đường tiểu.

Ngoài ra, hệ miễn dịch có thể nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự phát triển và hoạt động các chức năng khi bạn duy trì thói quen uống nước vào buổi sáng.

Tốt cho hệ tiêu hoá: Uống nước vào buổi sáng có thể kích thích nhu động ruột và khởi động chức năng của dạ dày – ruột. 

Việc uống nước vào buổi sáng có thể cung cấp độ ẩm cho niêm mạc dạ dày – ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Từ đó, cung cấp năng lượng để duy trì sức khỏe tổng quát.

Giúp làm đẹp da, tóc: Uống nhiều nước vào sáng sớm giúp loại bỏ độc tố, bù nước cho cơ thể, qua đó làm mờ vết thâm, đốm nâu, thu nhỏ lỗ chân lông, giúp làn da mềm mịn và tươi sáng hơn.

Không chỉ giúp làm đẹp da, uống đủ nước còn cung cấp độ ẩm và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. Ngoài ra, nước cũng giúp vận chuyển máu và dưỡng chất đến các nang tóc, giúp tóc khỏe từ gốc đến ngọn.

Hỗ trợ giảm cân: Uống nước vào buổi sáng có thể giúp giảm cảm giác đói. Điều này có thể giúp bạn ăn ít hơn trong các bữa ăn tiếp theo và kiểm soát được lượng calo tiêu thụ.

Hỗ trợ giảm đau nửa đầu: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau nửa đầu là do mất nước và mất cân bằng điện giải trong cơ thể. 

Nước giúp vận chuyển oxy cùng các chất dinh dưỡng khác lên não và các mô xung quanh. Từ đó làm giảm nguy cơ đau nửa đầu do thiếu nước hay thiếu máu.

Thói quen 2: Tập thể dục nhẹ nhàng 15 phút/ngày

Chỉ với 15 phút tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, bạn đã có thể mang lại nhiều thay đổi tích cực cho sức khỏe và tinh thần. Dù là giãn cơ, đi bộ hay vài động tác yoga đơn giản, thói quen này giúp cơ thể vận hành hiệu quả hơn, tinh thần sảng khoái hơn và cuộc sống chất lượng hơn mỗi ngày. 

Dưới đây là những lợi ích rõ rệt mà việc tập thể dục nhẹ nhàng 15 phút/ngày có thể mang lại.

Cải thiện tuần hoàn máu và chức năng tim mạch: Khi vận động, nhịp tim tăng lên, giúp máu lưu thông tốt hơn đến các cơ quan trong cơ thể. Điều này hỗ trợ tim hoạt động hiệu quả, giảm nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, và đột quỵ về lâu dài.

Kích thích trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa: Tập thể dục nhẹ nhàng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, hạn chế tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đặc biệt là sau khi ngủ dậy. 

Ngoài ra, trao đổi chất được kích hoạt giúp cơ thể đốt cháy năng lượng hiệu quả hơn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

Giải tỏa căng thẳng và cải thiện tinh thần: Vận động giúp cơ thể sản sinh hormone endorphin – còn gọi là “hormone hạnh phúc” – mang lại cảm giác thoải mái, lạc quan và giảm căng thẳng. Đây là cách đơn giản để bắt đầu ngày mới với tinh thần tích cực.

Tăng khả năng tập trung và hiệu suất làm việc: Khi tập thể dục, lượng máu và oxy lên não được cải thiện, giúp bạn tỉnh táo hơn, phản xạ nhanh hơn và dễ tập trung vào công việc. Điều này đặc biệt hữu ích cho những ai làm việc trí óc hoặc học tập.

Tăng sức bền, sự linh hoạt và phòng tránh chấn thương: Những bài tập nhẹ nhàng như giãn cơ, yoga, đi bộ giúp các cơ và khớp được làm nóng, linh hoạt hơn. Điều này hạn chế nguy cơ đau mỏi vai gáy, chuột rút hoặc chấn thương do ngồi lâu hoặc vận động đột ngột trong ngày.

Dễ duy trì, phù hợp với mọi đối tượng: 15 phút mỗi ngày là thời lượng ngắn nhưng mang lại hiệu quả lâu dài nếu duy trì đều đặn. Dù bạn là người bận rộn, người lớn tuổi hay ít vận động, đây vẫn là thói quen dễ thực hiện, không đòi hỏi thiết bị phức tạp hay không gian lớn.

Thói quen 3: Ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng

Nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa bữa ăn sáng với sức khỏe cho thấy bữa sáng giúp tăng trí nhớ và sự tập trung, đồng thời làm giảm mức cholesterol LDL và giảm cả khả năng mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim và thừa cân. Nhịn ăn sáng có thể khiến cơ thể bị cạn kiệt năng lượng và sẽ có khả năng ăn nhiều vào bữa cuối ngày.

Vậy thế nào là một bữa sáng đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng? 

VĐể đảm bảo rằng bữa sáng cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể, việc lên kế hoạch cho thực đơn bữa sáng cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản:

Cân đối các nhóm chất dinh dưỡng: Một bữa sáng lý tưởng cần phải bao gồm đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính, đó là protein (chất đạm), carbohydrate (chất bột đường), chất béo lành mạnh và các loại vitamin, khoáng chất. Protein có thể được cung cấp từ trứng, sữa, thịt nạc hoặc các loại hạt. 

Đảm bảo đủ năng lượng cho cả buổi sáng: Bữa sáng cần cung cấp từ 20 – 25% tổng năng lượng cho cả ngày, tương đương khoảng 400 – 500 kcal. Điều này giúp cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động mà không cảm thấy mệt mỏi hay đói bụng trước bữa trưa.

Đa dạng hóa thực đơn: Thực đơn bữa sáng nên thay đổi liên tục để tránh cảm giác nhàm chán và đảm bảo rằng cơ thể nhận được đầy đủ các loại dưỡng chất khác nhau. Mỗi ngày, bạn nên thử các loại thực phẩm và món ăn khác nhau, kết hợp giữa các món ăn truyền thống và hiện đại.

Cách duy trì thói quen lành mạnh 

1. Đặt mục tiêu nhỏ và thực tế

Một trong những lý do khiến chúng ta bỏ cuộc khi thử thay đổi thói quen là việc đặt ra mục tiêu quá lớn và không thực tế. Những mục tiêu quá tham vọng, như tập thể dục 1 giờ mỗi ngày ngay từ đầu hay ăn kiêng nghiêm ngặt, có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và nản chí. Thay vào đó, hãy bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ, dễ đạt được nhưng có tác động tích cực. 

Ready to Run

Ví dụ, bạn có thể bắt đầu với việc đi bộ 10 phút mỗi ngày thay vì chạy 30 phút ngay lập tức. Khi bạn hoàn thành những mục tiêu nhỏ này, cảm giác thành công sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục cải thiện và nâng cao mục tiêu dần dần. Việc chia nhỏ mục tiêu cũng giúp bạn dễ dàng đo lường tiến độ và điều chỉnh khi cần thiết, từ đó duy trì thói quen bền vững hơn.

2. Sử dụng công cụ theo dõi (ứng dụng, nhật ký)

Việc theo dõi tiến trình của mình sẽ tạo động lực và giúp bạn duy trì thói quen trong thời gian dài. Công cụ theo dõi như các ứng dụng sức khỏe (MyFitnessPal, Google Fit, Strava, v.v.) hay đơn giản là nhật ký có thể giúp bạn ghi lại những gì bạn đã làm trong mỗi ngày. Điều này giúp bạn nhận ra những tiến bộ dù là nhỏ nhất và khắc phục những điểm yếu còn sót lại. 

Chẳng hạn, nếu bạn đặt mục tiêu uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, việc ghi lại lượng nước đã uống trong ngày sẽ giúp bạn biết mình còn thiếu bao nhiêu và điều chỉnh cho phù hợp. 

Các công cụ này còn giúp bạn nhìn thấy sự thay đổi theo thời gian, từ đó tạo ra cảm giác thành công và khuyến khích bạn tiếp tục duy trì thói quen. Hơn nữa, chúng còn giúp bạn duy trì sự kỷ luật và cam kết với mục tiêu của mình, bởi khi đã ghi chép, bạn sẽ cảm thấy trách nhiệm hơn với những gì đã đặt ra.

Tầm quan trọng của sự kiên trì

Sự kiên trì là yếu tố cốt lõi để xây dựng và duy trì một lối sống lành mạnh. Trong thế giới đầy cám dỗ và thói quen xấu, việc thay đổi lối sống đòi hỏi nỗ lực liên tục và sự kiên nhẫn. Dưới đây là những lý do tại sao sự kiên trì lại có vai trò quan trọng trong việc duy trì thói quen sống lành mạnh:

Tạo thói quen bền vững: Những thay đổi lớn về lối sống, như chế độ ăn uống, luyện tập thể dục hay ngủ đủ giấc, thường không thể đạt được trong một sớm một chiều. Việc duy trì thói quen này mỗi ngày đòi hỏi sự kiên trì. 

Chẳng hạn, nếu bạn bắt đầu tập thể dục với mục tiêu giảm cân, kết quả không thể thấy ngay lập tức, nhưng kiên trì luyện tập và tuân thủ chế độ ăn uống khoa học sẽ mang lại kết quả lâu dài. Sau một thời gian, các thói quen này sẽ dần trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống của bạn.

Tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe lâu dài: Sự kiên trì trong việc duy trì thói quen lành mạnh không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe ngắn hạn mà còn mang lại lợi ích lâu dài.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn giúp phòng ngừa các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường, tim mạch, và các vấn đề về sức khỏe tâm thần. 

Sự kiên trì giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe trong suốt cuộc đời.

Tăng cường sự tự tin và khả năng vượt qua thử thách: Khi bạn kiên trì theo đuổi một mục tiêu sức khỏe, dù là nhỏ hay lớn, sự thành công sẽ giúp tăng cường sự tự tin. 

Bạn sẽ thấy rằng mình có thể vượt qua được những thử thách, dù là về thể chất hay tinh thần. Điều này không chỉ giúp bạn duy trì thói quen sống lành mạnh mà còn tác động tích cực đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống, giúp bạn trở nên kiên cường hơn trước mọi khó khăn.

Tránh những cạm bẫy của lối sống không lành mạnh 

Trong hành trình xây dựng lối sống lành mạnh, không ít người dễ dàng rơi vào những cạm bẫy quen thuộc như thức khuya, ăn uống thiếu kiểm soát, lười vận động hay lạm dụng mạng xã hội. 

Những thói quen tưởng chừng vô hại này lại âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, nhận diện và chủ động tránh xa các cạm bẫy của lối sống không lành mạnh là bước quan trọng giúp bạn duy trì sự cân bằng và cải thiện chất lượng cuộc sống một cách bền vững.

1. Tác hại của thức khuya, ăn uống thiếu khoa học

Thức khuya liên tục là một trong những yếu tố gây ra các ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Cùng xem ngay những chia sẻ liên quan đến hậu quả của việc thức khuya trong bài viết dưới đây.

Tăng nguy cơ gây suy giảm trí nhớ: Người thường xuyên thức khuya có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người ngủ đúng giờ và đủ giấc.

Nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ khi thức khuya là do bộ não không được nghỉ ngơi cũng như không có thời gian ghi nhận lại các vấn đề – hoạt động hay các thông tin xảy ra trong một ngày. Chính điều này khiến lượng thông tin mà não bộ có thể tiếp nhận được bị suy giảm đáng kể.

Hệ tiêu hóa bị tác động: Nếu bạn thức quá muộn sẽ khiến các tế bào này không có thời gian nghỉ ngơi và trở nên suy yếu. 

Thức quá khuya cũng khiến dạ dày tiết nhiều dịch axit tiêu hóa hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng viêm loét dạ dày diễn ra hoặc là gia tăng thêm tình trạng bệnh lý (nếu đã mắc trước đó).

Suy giảm thị lực đối với người thường xuyên thức khuya: Suy giảm về thị lực chính là điều mà bạn cần biết tới khi nhắc đến các tác động tiêu cực của thức khuya với sức khỏe.

Cơ thể bị rối loạn nội tiết: Theo các nhà khoa học, nếu một người thường xuyên thức khuya, cơ thể dễ gặp phải tình trạng rối loạn hoặc mất cân bằng nội tiết tố. Với nữ giới, có thể dễ gặp phải các các vấn đề như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tăng u xơ tại cổ tử cung,…

Suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể: Thức khuya cơ thể không thể tiết đủ lượng hormone cần thiết cho khả năng miễn dịch trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến đến 4 giờ sáng.

Đồng thời, cơ thể cũng dễ rơi và tình trạng thiếu năng lượng, mệt mỏi. Chính vì vậy, người thức quá muộn thường có xu hướng dễ mắc phải các bệnh như cảm cúm, ho, dị ứng, đau đầu,…

Ảnh hưởng đến làn da: Thức quá khuya khiến làn da của bạn không được tái tạo và phục hồi. Các quá trình lão hóa cũng diễn ra nhanh chóng hơn khi giấc ngủ là quá muộn và không đủ giấc. Tình trạng sạm da, da xỉn màu, khô, nổi mụn, da nhanh chóng xuất hiện nếp nhăn,… dễ xuất hiện hơn đối với người có thói quen ngủ muộn.

Ngoài ra, thức khuya cơ thể bạn sẽ gặp rất nhiều những tổn hại khác. Nói chung, thức khuya có thể mang lại cảm giác thoải mái tạm thời, nhưng hậu quả lâu dài lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và cả chất lượng cuộc sống.

2. Cách vượt qua cám dỗ (đồ ăn nhanh, lười vận động)

Trong hành trình xây dựng lối sống lành mạnh, việc duy trì kỷ luật không phải lúc nào cũng dễ dàng. Những cám dỗ như đồ ăn nhanh, thói quen lười vận động hay sự trì hoãn thường khiến chúng ta chệch khỏi mục tiêu ban đầu. 

Tuy nhiên, nếu biết cách kiểm soát và vượt qua những cám dỗ này, bạn hoàn toàn có thể giữ vững thói quen tích cực và cải thiện sức khỏe từng ngày. Dưới đây là một số gợi ý thiết thực để bạn bắt đầu.

  • Chuẩn bị bữa ăn tại nhà
  • Lên kế hoạch vận động đơn giản và ngắn hạn
  • Loại bỏ “tác nhân gây cám dỗ” ra khỏi tầm mắt
  • Tìm người đồng hành hoặc nhóm hỗ trợ
  • Tự thưởng một cách có kiểm soát

Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh không phải là hành trình dễ dàng, nhưng hoàn toàn khả thi nếu bạn bắt đầu từ những thói quen nhỏ, kiên trì thực hiện và biết cách vượt qua các cám dỗ thường ngày. 

Mỗi lựa chọn tích cực – từ việc ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học, vận động hợp lý đến việc kiểm soát bản thân trước những thói quen xấu đều góp phần tạo nên một cuộc sống khỏe mạnh, năng động và chất lượng hơn. Hãy bắt đầu từ hôm nay, vì sức khỏe chính là tài sản quý giá nhất của mỗi người.

BÀI LIÊN QUAN