Văn hóa

Triển lãm ‘Trang và Tranh’ thể hiện giấc mơ, khát vọng và tình yêu của phụ nữ

Triển lãm “Trang và Tranh” của nữ họa sĩ Lê Trang vừa diễn ra tại TP.HCM vào cuối tuần qua. Không gian triển lãm vừa cổ điển vừa kết hợp với công nghệ hiện đại thông qua nghệ thuật đa giác quan, đưa người xem vào thế giới của sự sáng tạo và cảm xúc.

Họa sĩ Lê Trang.

Triển lãm Trang và Tranh bao gồm 21 bức tranh thuộc bốn bộ sưu tập do họa sĩ Lê Trang sáng tác liên tục trong vòng 3 năm. 

Điểm đặc biệt tại triển lãm lần này là sự phối hợp nhịp nhàng của triển lãm truyền thống và tranh ảnh kết hợp công nghệ hiện đại.

Triển lãm tranh kết hợp yếu tố công nghệ mang lại trải nghiệm mới lạ.

Đối với hình thức tranh truyền thống, người xem bị “níu chân” bởi những gam màu tương phản nhưng dịu nhẹ, các đường nét mềm mại, tràn đầy sức sống.

Còn ở dòng tranh được cách điệu bởi công nghệ, khách tham quan không chỉ dừng chân trước các bức tranh sống động mà còn bị cuốn sâu vào trong cốt truyện.

Tranh của họa sĩ Lê Trang.

Bức tranh Dreamy Lady của họa sĩ Lê Trang.

Điển hình là bức Dreamy Lady, người xem có cơ hội nhìn thấy toàn cảnh giấc mơ từ thiên nhiên đến những mảnh ký ức đẹp. 

Họa sĩ Lê Trang chia sẻ: “Tôi luôn bị vũ điệu của những giọt mưa nhảy múa trên mặt kính cửa sổ mê hoặc. Từng giọt từng giọt nối nhau khe khẽ, dịu êm nhưng vẫn đủ sức làm mềm lòng cả những người ngỡ như mạnh mẽ nhất. Vào một buổi chiều ngắm mưa như thế, tôi bắt đầu hành trình Dreamy Lady. Bức tranh này đã hình thành qua nhiều tháng phác thảo và để có bản hoàn thiện trên canvas, tôi mất gần một năm. Suốt hành trình ấp đầy cảm xúc ấy, từng nét từng nét cọ thực sự kết nối sâu sắc vối nỗ lực khám phá bản thân của cô gái trẻ.

Đó là một thiếu nữ giàu khát vọng. Cô ấy ngồi bên bàn, say mê đọc cuốn sách yêu thích, để làm cho tâm trí mình trôi vào thế giới huyễn hoặc của văn chương. Trong khoảnh khắc yên tĩnh, hoàn toàn hướng nội này, cô buông bỏ hiện tại, chìm vào bên trong, tìm kiếm những mảnh ghép cùa giấc mơ và đam mê.

Dreamy Lady không chỉ là một bức tranh, nó là tấm giương phản chiếu hình ảnh giấc mơ, điều đẹp đẽ thúc đẩy chúng ta tiếp tục tiến lên mỗi ngày. Dreamy Lady còn chứng minh cho sức mạnh, sự kiên cường ẩn đằng sau vẻ mong manh, yếu đuối của người phụ nữ, khích lệ họ tiếp tục mơ ước và phấn đấu, bất chấp những thử thách mà họ đã và đang phải đối mặt”.

Được biết, hai bức tranh Dreamy Lady (2023) và The Garden of Love (2024) được mời tham gia triển lãm ART COLLECTIVE: From the One to the Many tại Bảo tàng Nghệ thuật Saatchi Gallery trong khuôn khổ London Design Festival lần thứ 22 của Hiệp hội Nghệ thuật London; Bức Home on the Pond (2023) được vén màn tại triển lãm Let Us Hear HER VOICE do Isolart Gallery tổ chức tại Ý. Bức tranh này cũng sẽ tham gia triển lãm INSIDE do Hiệp hội Nghệ thuật Đương đại Ý thực hiện nhân Ngày Nghệ thuật Đương đại Ý lần thứ 20. Lê Trang là họa sĩ Việt Nam tham gia cả ba cuộc triển lãm trên.

Khách tham quan triển lãm.

Chị Hà Nghi người tham quan triển lãm, chia sẻ: Những nét màu nhảy múa đã đẹp lại càng được tôn lên khi kết hợp với âm nhạc, ánh sáng, tạo nên một trải nghiệm khó quên. Mình còn rất thích thông điệp cuối show trình chiếu “Đam mê không giới hạn, giới hạn là mình”. Tất cả những giới hạn ta tự đặt ra hoặc người khác nói ta không thể đều bắt nguồn từ chính chúng ta tin và cho phép niềm tin giới hạn đó hiện hữu.

Thông qua triển lãm Trang và Trang, họa sĩ Lê Trang còn khiến người xem chạm đến vẻ đẹp sâu thẳm, đánh thức những cảm xúc và sự trân quý bản thân trong một cuộc sống đầy bộn bề.

Ngọc Hân/Theo Tạp chí Du lịch TP.HCM

https://tcdulichtphcm.vn/chuyen-hay/trien-lam-trang-va-tranh-the-hien-giac-mo-khat-vong-va-tinh-yeu-cua-phu-nu-c17a83950.html

halotimes media

About Author

Có thể bạn cũng thích

Văn hóa

Gần 1 tỷ USD doanh thu cho ngành phát thanh, truyền hình năm 2023

Riêng lĩnh vực dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có doanh thu đạt gần 10.500 tỷ đồng (tăng
Văn hóa

Người đàn ông bỏ mặc vợ con, 10 năm sống dưới gầm cầu để theo đuổi giấc mơ hão huyền: Trúng số đổi đời

Năm 2008, một người đàn ông ở Toại Ninh (Tứ Xuyên, Trung Quốc) đã bỏ mặc gia đình để sống