Những nông dân điển hình TP.HCM thi đua sôi nổi, thu nhập ‘khủng’

Yolo24h.vn

Trang thông tin điện tử tổng hợp

Hội Nông dân TP.HCM đã tuyên dương 17 gương “Nông dân tiêu biểu Thành phố” năm 2024 ở lĩnh vực trồng trọt, hoa, cây kiểng, chăn nuôi và chế biến nông sản – vi sinh.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024) do Hội Nông dân TPHCM tổ chức.

Thi đua sản xuất, giúp đỡ bà con

Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được các cấp Hội Nông dân thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả, từ đó tạo không khí thi đua phát triển kinh tế sôi nổi, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của hội viên nông dân với những sáng kiến kỹ thuật và phương pháp tiên tiến hơn.

Nông dân TP.HCM thi đua, phát triển sôi nổi

Điển hình ông Đinh Đông Nhật, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương hai năm liền luôn tích cực tham gia tổ chức hội và phong trào nông dân tại địa phương. Ông Nhật ở xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh với mô hình trồng hoa lan với diện tích 4000 mét vuông, giải quyết việc làm cho 5 lao động ở địa phương.

Còn anh Nguyễn Hồng Chương, chủ vườn mai ở xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, đã áp dụng công nghệ hệ thống tưới phun bán tự động giúp mai được cung cấp nước và phân bón đầy đủ, hạn chế sử dụng lao động. Ngoài ra, anh Chương còn kết hợp với Hội Nông dân địa phương hỗ trợ hội viên nghèo tham gia công tác xã hội ở địa phương.

Anh Nguyễn Hồng Chương, chủ vườn mai ở xã Đa Phước, huyện Bình Chánh

Hay anh Trương Nguyễn Hòa với mô hình trồng mai vàng ở xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh để ứng dụng công nghệ thông tin như: YouTube, Facebook, Zalo để quảng bá sản phẩm mai nguyên liệu đến gần với khách hàng hơn cũng như bán tại vườn hơn 1000 cây mỗi năm. Ngoài ra, anh còn hỗ trợ hội viên nghèo vay vốn không lãi suất và tham gia hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và tạo việc làm cho lao động địa phương mình cũng có một số anh em ở xóm phụ xả tàn.

Chị Huyền nhận bằng khen nông dân tiêu biểu năm 2024

Còn chị Nguyễn Thị Bích Huyền, chủ phường Mai ở phường Tam Phú, thành phố Thủ Đức, với mô hình mai bon, sai mai khiển cổ đã ứng dụng công nghệ thông tin như diu túp, facebook, zalo để quảng bá sản phẩm. Chị Huyền cho hay những kinh nghiệm trồng trọt học từ anh, chị các cụ thời trước rồi sau đó đúc kết kiến thức riêng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, thu nhập “khủng”

Điển hình trong lĩnh vực chăn nuôi là anh Dương Thanh Minh với mô hình nuôi cá lồng bè ở huyện Cần Giờ mang lại hiệu quả kinh tế cao với năng suất 30 tấn mỗi năm.

Hay anh Trần Trang Tấn Hồng nông dân xã Long Thới, huyện Nhà Bè với mô hình nuôi tôm thẻ nói không với dùng chất tăng trưởng, ứng dụng nhiều phương thức kỹ thuật mới vào nuôi tôm để nâng cao giá trị và năng suất mỗi vụ thu hoạch.

Còn đối với anh Châu Chí Vương, nông dân ở xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi nói không với chất bảo quản trong mô hình chăn nuôi bò sữa, trạm thu mua sữa và kinh doanh thức ăn cho bò. Trung bình mỗi năm anh Vương thu nhập trên 300 triệu đồng. 

Anh Vương không chỉ tạo việc làm cho chính lao động địa phương mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ hội viên trong sản xuất kinh doanh tại đây sử dụng hệ thống làm lạnh tiên tiến nhất hiện nay để thực hiện mua sữa tươi của người dân và làm trạm trung chuyển giao lại cho công ty lớn.

Anh Châu Chí Vương, nông dân ở xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi với mô hình chăn nuôi bò sữa

Trong khi đó, về lĩnh vực chế biến nông sản, vi sinh nhiều năm qua, từ phương thức sản xuất truyền thống, người nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tập trung xây dựng mô hình chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững.

Mô hình trồng nấm bào ngư xám, nấm đông trùng hạ thảo đạt 1,2 tấn/năm

Điển hình trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật là ông Nguyễn Như Hào, nông dân phường Phú Hữu, thành phố Thủ Đức, với mô hình trồng nấm bào ngư xám, nấm đông trùng hạ thảo đạt 1,2 tấn/năm, mang lại thu nhập 400 triệu đồng mỗi năm. Ông Hào áp dụng thành công chuyển đổi từ mô hình chăn nuôi sang trồng nấm, áp dụng hệ thống tưới tự động, sử dụng nhiều thiết bị công nghệ mới và giới thiệu sản phẩm qua nhiều hình thức khác nhau để đến tay người tiêu dùng.

Hội nông dân TPHCM luôn đồng hành, hỗ trợ người dân sản xuất

Còn đối với ông Lê Văn Bạo, nông dân xã Xuân Thế Sơn, huyện Hóc Môn, với mô hình trồng rau mầm và rau ăn lá, chiết xuất dược liệu trong phôi nấm đông trùng từ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau mầm. Năng suất trung bình mỗi ngày từ 400 đến 450 kg đầu ra. Sản phẩm là hệ thống siêu thị chiếm 30% sản lượng nhập hàng mỗi ngày nhờ áp dụng những phương pháp kỹ thuật cũng như sáng chế các loại máy giúp tăng năng suất

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM, cho hay Hội sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực thi đua sản xuất cũng như thực hiện các cuộc phong trào thi đua do thành phố, Trung ương phát động, mục đích phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn phát triển bền vững. Ngoài ra, Hội Nông dân thành phố sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị để tổ chức đào tạo nguồn năng lực cao.

“Sẽ tổ chức cho nông dân tiếp cận được quy trình sản xuất công nghệ hiện đại, tiên tiến ở trong nước cũng như ngoài nước. Từ đó giúp họ tiếp cận nhanh chóng rồi về ứng dụng trong mô hình của mình trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, sẽ tiếp tục hỗ trợ, vận động hội viên, nông dân là phát triển sản xuất của mình và tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả nhất. Đồng thời kịp thời tuyên dương, khen thưởng, động viên các cá nhân cũng như đồng vị tập thể có những đóng góp tích cực cho công tác Hội và phong trào nông dân trên địa bàn”, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nói.

17 gương “Nông dân tiêu biểu Thành phố” năm 2024:
1. Anh Đồng Thế Tâm; nông dân xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi với mô hình chế biến sản phẩm nông nghiệp (rau, củ, quả và mít sấy).
2. Ông Trần Văn Phên; nông dân xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi với mô hình trồng hoa lan.
3. Anh Châu Chí Phương; nông dân xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi với mô hình chăn nuôi bò sữa, trạm thu mua sữa và kinh doanh thức ăn cho bò.
4. Anh Lê Văn Long; nông dân xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi với mô hình chăn nuôi bò sữa.
5. Ông Đinh Đông Nhựt; nông dân xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh với mô hình trồng hoa lan.
6. Ông Đỗ Văn Phiên; nông dân xã Đa Phước, huyện Bình Chánh với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
7. Anh Nguyễn Hồng Chương; nông dân xã Đa Phước, huyện Bình Chánh với mô hình trồng mai vàng.
8. Anh Trương Nguyễn Hòa; nông dân xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh với mô hình trồng mai vàng.
9. Ông Nguyễn Dư Hào; nông dân phường Phú Hữu, Thành phố Thủ Đức với mô hình trồng nấm bào ngư xám, nấm đông trùng hạ thảo.
10. Anh Phùng Minh Đức; nông dân phường Bình Chiểu, Thành phố Thủ Đức với mô hình cây kiểng công trình, cây kiểng giống, thiết kế sân vườn.
11. Chị Nguyễn Thị Bích Huyền; nông dân phường Tam Phú, Thành phố Thủ Đức với mô hình trồng mai Bon sai, mai kiểng cổ.
12. Ông Đoàn Thanh Tường; nông dân Thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ với mô hình trồng xoài VietGap.
13. Anh Dương Thanh Minh; nông dân xã Thạnh An, huyện Cần Giờ với mô hình nuôi cá lồng bè.
14. Ông Lê Văn Bạo; nông dân xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn với mô hình Trồng rau mầm.
15. Chị Nguyễn Thị Hồng Thanh; nông dân xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn với mô hình trồng kiểng lá.
16. Ông Dương Văn Đi; nông dân xã Long Thới, huyện Nhà Bè với mô hình nuôi tôm thẻ
17. Anh Trần Trang Tấn Hồng; nông dân xã Long Thới, huyện Nhà Bè với mô hình nuôi tôm thẻ.

Hà Sang/Theo Tạp chí Du lịch TP.HCM

https://tcdulichtphcm.vn/chuyen-dong/nhung-nong-dan-dien-hinh-tphcm-thi-dua-soi-noi-thu-nhap-khung-c2a83656.html

BÀI LIÊN QUAN